Làng cổ Đường Lâm

Thứ ba vừa rồi (24/6), tôi đã có cơ hội được đi tới làng cổ Đường Lâm, cách trung tâm Hà Nội 44km, nằm trên con đường về quê của tôi. Làng có rất nhiều những công trình kiến trúc khác nhau như: những ngôi nhà cổ, đền thờ, cổng làng; thường đều có niên đại khoảng hơn 200 năm đến 400 năm.

Trước hết thì phải kể đến các ngôi nhà cổ tại làng Đường Lâm. Tất nhiên, không phải ngôi nhà nào cũng giống nhau. Khi tới làng cổ Đường Lâm, tôi đã được thăm quan ngôi nhà của thương nhân và ngôi nhà của một ông đốc học.

Ngôi nhà của ông đốc học được xây với 5 gian, 2 dĩ. Có thể nói, đó là ngôi nhà khá lớn và giàu có so vỡi những gia đình khác. Khi vào tới tham quan, có bác trong dòng họ của ông đốc học đã tới kể và giới thiệu về những di chứng còn lại, dòng họ và căn nhà. Bác có kể như sau: đến thế hệ của bác thì đã là đời thứ 9, thế hệ của các cháu thì là đời thứ 11. Ông đốc học (chủ của căn nhà hồi trước) có chức vụ cao như bộ phó sở giáo dục bây giờ. Vì ông làm trong ngành giáo dục, nhiều con cháu sau này cũng đã tiếp tục theo bước chân của ông. Ngôi nhà chứa đầy di tích lịch sử, với những bức vẽ của các ông hồi trước và những đồ vật ông có được trong sự nghiệp.

Ngoài ngôi nhà của ông đốc học thì còn có ngôi nhà lớn hơn, được xay theo kiểu 7 gian, 2 dĩ là nhà của thương nhân, nổi tiếng với nghề làm tương. Trước khi đến đây, tôi đã tìm hiểu trước trên mạng, tình cờ tìm được những bộ ảnh sưu tầm của ngôi nhà này. Lúc khi nhìn thấy tận mắt những gì trước đó mình chỉ được nhìn thấy trên mạng thì lúc đó cảm thấy rất tuyệt vời. Hơi tiếc lúc đó vào thì không có người nhà đến kể lại cho nhà mình nhưng được khám phá cũng rất hay. Khác với những ngôi nhà khác, nhà của ông thương nhân lại đi theo công giáo. Bên trong ngôi nhà treo rất nhiều bức tranh của chúa Jesus.

Ngoài hai ngôi nhà nổi tiếng trên với niên đại khoảng 400 năm, còn một ngôi nhà cổ chỉ có niên đại khoảng 200 năm: nhà cổ của cụ Phan. Tuy ngôi nhà không đặc sắc bằng hai ngôi nhà trên, phần lớn chỉ có bàn thờ và không có khu vực sinh sống; được nghe thấy một bác cũng trong dòng họ kể lại về lịch sử và thời gian của họ tại đây, cai quản và các đời trước cũng rất hay. Bác cũng đã giới thiệu một kiểu kiến trúc cũng rất hay, mái nhà theo hình vảy cá. Việc sắp xếp mái nhà như vậy cũng không hề đơn giản, cần phải có thợ để hoàn thiện chỉn chu.

Ngoài các ngôi nhà cổ thì tôi đã quan sát được một số công việc và hoạt động hằng ngày của người dân, những ngôi đền còn sót lại, đá ong nổi tiếng, các ngôi chùa và cổng làng nổi tiếng, thường là đại diện của làng cổ Đường Lâm.

Share the Post:

Related Posts

Tả Van, 2025

Kì nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vừa rồi, mình đã có cơ hội được đến xã Tả Van, nơi

Read More